[ad_1]
Trải qua hàng triệu năm, thế giới ngày càng phát triển và thay đổi thành một hệ thống phức hợp. Chúng ta đang sống trong môi trường bao bọc bởi các hệ thống và là một phần của hệ thống. Tuy nhiên, hầu hết những phương pháp nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phức hợp hiện nay đều mang tính tình thế và không hệ thống.
Vì vậy, các vấn đề nảy sinh liên tục mà không được giải quyết một cách thỏa đáng từ việc bảo vệ môi trường tới quy hoạch thành phố. Từ đó chỉ ra rằng, xã hội nên từ bỏ cách tư duy chỉ nghĩ tới các biện pháp “đối phó tình huống”, thay vào đó tiếp cận phương pháp tư duy mới – tư duy hệ thống (system thinking) để mang lại kết quả lâu bền.
So sánh Tư duy tuyến tính và Tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống (system thinking) có cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt với tư duy tuyến tính truyền thống. Thay vì chẻ nhỏ các vấn đề thành từng phần riêng biệt, nghiên cứu riêng rẽ và từ đó rút ra kết luận; tư duy hệ thống đặt sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ tương quan lẫn nhau và mở rộng góc nhìn. Cốt lõi chính là nhìn nhận vấn đề, hiện tượng như một tổng thể, một hệ thống.
Đặc trưng của tư duy hệ thống giúp ích cho chúng ta trong hầu hết các tình huống khó giải quyết: những vấn đề bao gồm các yếu tố phức tạp, những vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào quá khứ hay hành động của các yếu tố khác và những hành động bắt nguồn từ sự phối hợp không hiệu quả giữa những yếu tố cấu phần.
Các đặc điểm của tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống như một viễn cảnh: Biến cố, hình mẫu, hay hệ thống?
Tư duy hệ thống là một viễn cảnh vì nó giúp chúng ta thấy các biến cố và hình mẫu trong cuộc một cách rõ ràng và đáp ứng lại chúng theo cách mang tính đòn bẩy cao. Nói cách khác là chúng ta thường chỉ tập trung giải quyết vấn đề thay vì tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh.
Tư duy hệ thống giúp chúng ta tìm ra cốt lõi của vấn đề từ đó hạn chế những sự việc tương tự trong tương lai. Đòn bẩy thực sự trong hầu hết các tình huống nằm ở việc hiểu được sự phức tạp ở động cơ chứ không phải ở chi tiết.
Tư duy hệ thống như một ngôn ngữ đặc biệt
Tư duy hệ thống có đặc điểm như vậy vì nó giúp ta trao đổi với mọi người về hệ thống xung quanh và chính bản thân mình. Nó nhấn mạnh vào cái toàn thể hơn là các bộ phận, và nhấn mạnh vào vai trò của mối tương hỗ. Bên cạnh đó, nó nhấn mạnh tới vòng phản hồi (chẳng hạn, A dẫn tới B, rồi dẫn tới C, rồi dẫn trở lại A) thay vì mối quan hệ nhân quả tuyến tính (A dẫn tới B, rồi dẫn tới C, rồi dẫn tới D… cứ thế mãi).
Nó chứa thuật ngữ đặc biệt mô tả hành vi hệ thống, như tiến trình củng cố (luồng phản hồi sinh ra sự tăng trưởng hàm mũ hay sự co lại) và tiến trình cân bằng (luồng phản hồi điều khiển thay đổi và giúp cho bệ thống duy trì tính ổn định)
Tư duy hệ thống như một tập các công cụ
Lĩnh vực tư duy hệ thống đã tạo ra số lượng lớn các công cụ để cho bạn mô tả về mặt đồ họa hiểu biết của bạn về cấu trúc và hành vi của hệ thống, trao đổi với người khác, xây dựng và điều khiển hệ thống. Những công cụ này bao gồm cả chu trình nhân quả, đồ thị hành vi theo thời gian, biểu đồ kho và luồng, và nguyên mẫu hệ thống
Tóm lại:Tư duy hệ thống có giá trị lớn vì cung cấp bức tranh chính xác hơn về thực tế, tận dụng những nguyên liệu tự nhiên của hệ thống để đạt tới kết quả mong muốn. Bên cạnh đó, cách tư duy mới này rèn luyện chúng ta khả năng nhìn nhận vấn đề và giải pháp bằng góc nhìn rộng và lâu dài; chúng ta nên nhìn toàn bộ rừng cây thay vì chỉ nhìn từng cái cây.
Tư duy hệ thống chính là nền tảng để xây dựng chiến lược, giúp các nhà lãnh đạo mở rộng tầm nhìn, tổ chức và phát triển những chính sách và phương pháp quản trị hiệu quả.
II. TƯ DUY QUẢN TRỊ – LINH HỒN CỦA DOANH
Trải qua hàng nghìn năm kể từ khi hình thức kinh doanh sơ khai nhất ra đời, tư duy quản trị doanh nghiệp đã phát triển theo nhiều hướng khác nhau tạo nên kim chỉ nam định hướng nhà quản lý chèo lái con thuyền doanh nghiệp cập bến thành công.
83% CEO đồng ý rằng môi trường quản trị là nhân tố then chốt làm nên mối quan hệ bền chặt giữa nhân viên và doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở việc giữ chân nhân sự hay thực thi hiệu quả các mục tiêu chiến lược khác trong nội bộ doanh nghiệp, một đường lối quản trị đúng đắn, phù hợp còn góp phần quan trọng duy trì sự tăng trưởng bền vững của tổ chức giữa môi trường vĩ mô ngành và cả nền kinh tế.
Bất ổn thị trường thách thức tư duy quản trị truyền thống
Được biết đến nhiều nhất trong giới lãnh đạo doanh nghiệp, tư duy quản trị truyền thống phát huy hiệu quả tối đa khi ứng dụng vào mô hình doanh nghiệp với những đầu vào và đầu ra rõ ràng. Một khi thị trường dậy sóng, doanh nghiệp ngay lập tức áp dụng những phương pháp kinh điển để chống đỡ:
Giá thành không cạnh tranh? g Chỉ gật đầu với những nhà cung cấp giá thấp nhất, tạm biệt một vài nhân sự và tống tiễn những dòng sản phẩm ROI thấp.
Giá thành đã hấp dẫn rồi? g Vẫn điều đình với nhà cung cấp để có mức giá thấp hơn nữa, sẵn sàng lấn sân các đối thủ trên mảnh đất thị phần
Với tư duy quản trị truyền thống, đặc định một quy trình định cố hữu và trung thành với nó sẽ đem tới cho doanh nghiệp sự tăng trưởng ổn định. Trong khi quyền lực và các quyết định quan trọng có xu hướng quy tụ trên đỉnh sơ đồ tổ chức, các bộ phận chức năng lại tập trung hoàn toàn vào sản phẩm đầu ra. Điểm yếu của tư duy quản trị truyền thống nằm ở sự bất ổn của thị trường bởi không phải lúc nào thị trường cũng “sống theo quy luật”, những đợt sóng biến động nhỏ liên tục sẽ gây khó cho tư duy quản trị truyền thống.
Thích nghi thị trường bằng tư duy quản trị chiến lược
Tư duy chiến lược hướng đến những phương thức đem lại kết quả mạnh mẽ nhất với nguồn lực giới hạn nhất. Đó là khi doanh nghiệp tìm đến những giải pháp linh hoạt trong nhiều lĩnh vực, đối tác và giải pháp. Tư duy chiến lược luôn hướng đến tương lai và các nhà quản trị chiến lược có xu hướng tìm kiếm thông tin từ những tầng thấp nhất của doanh nghiệp nhằm gia tăng hiệu suất hoặc hạn chế rủi ro.
Thế lực lớn nhất chống lại tư duy này cũng là thị trường – người tiêu dùng thường sẽ chỉ tập trung vào những lợi ích ngắn hạn hơn là dài hạn. Vì vậy tư duy chiến lược sẽ bất phù hợp khi ứng dụng vào những ngành phát triển với tốc độ chóng mặt như công nghệ – bài toán thích nghi không có lời giải khi sự sáng tạo chiếm lĩnh trái tim người tiêu dùng.
Đón đầu thị trường với tư duy sáng tạo và đổi mới
Tư duy sáng tạo và đổi mới trong quản trị nhào nặn những đầu vào của doanh nghiệp thành một đầu ra hoàn toàn khác biệt. Khác với hai loại hình tư duy còn lại, các nhà lãnh đạo theo phong cách tư duy này chú trọng vào cải tiến, thử nghiệm và cho phép những ý tưởng được tuôn chảy tự do qua mọi nhánh của sơ đồ tổ chức, tạo ra những đột phá.
Một ví dụ kinh điển của hình thức tư duy này là Google. Nổi tiếng với việc khuyến khích nhân viên phát triển những dự án bên lề hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, không bất ngờ khi Google tạo ra những chiếc xe không người lái, phần mềm chỉ đường và vô số sản phẩm sáng tạo khác. Doanh nghiệp này sẵn sàng cung cấp nguồn lực cho bất kỳ dự án nào chứng minh được một chút tiềm năng. Tuy vậy cách làm này đòi hỏi tư duy quản trị sâu rộng của nhà điều hành cùng niềm tin và sự chia sẻ từ các cổ đông để đạt đến thành công.
I.MÔ HÌNH KINH DOANH TRUYỀN THỐNG
- Sách phân phối bán lẻ tại Nhà sách Kinh tế. Địa chỉ: 490B Nguyễn Thị Minh Khai, P2,Q3 – TP.HCM. Mobile: 090302640 hoặc 0938514478
- Sách phân phối bán lẻ tại Nhà sách Thăng Long. Địa chỉ:44 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 19, Quận Bình Thạnh (028) 35140632 hoặc 0938514478
· II. KINH DOANH TRỰC TUYẾN TRÊN CÁC SÀN
- BÁN LẺ TRỰC TUYẾN; 0938514478; ZALO: 0938514478 Giảm 30% giá bìa, thư viện mua 2 cuốn trở lên – giảm 50%
[ad_2]
Source link