[ad_1]
“Lấy ví dụ về con voi bị xích trong vườn thú SAIGON. Vì sao 1 con voi hoàn toàn có đủ sức mạnh để phá tung sợi xích mỏng manh đó và thoát ra ngoài mà nó lại không làm như vậy?
Tại sao ư? Tại vì con voi đó từ bé nó đã bị xích như vậy, mỗi lần nó phá xích hay có ý định phá xích là có người đánh nó. Cứ như vậy cho đến lúc dần dần nó không còn dám nghĩ đến việc phá sợi xích đó nữa, nó đã mất hết bản năng về việc đó. Nó đã không biết dùng sức mạnh của mình để cứu lấy mình.
Vậy các bố mẹ nhà mình có muốn con chúng ta cũng trở nên giống như con voi đó không?
Dạy con bằng bạo lực là quan điểm phong kiến (giống như ông bà ta vẫn hay có câu: thương cho roi, cho vọt), ngày nay chúng ta cần dạy con bằng lí lẽ.
Trước áp lực cuộc sống và sự thiếu hiểu biết trong quá trình nuôi dạy trẻ, các ông bố bà mẹ không ít lần sử dụng đòn roi với con cái. Ngày nay để giúp trẻ nên người, đòn roi không còn là biện pháp giáo dục hiệu quả. Đánh con là thể hiện sự bất lực của bố mẹ trước con cái.
Bố mẹ nào có quan điểm hay vấn đề nào hay về chủ đề này thì cùng chia sẻ nhé.
Trường Trung cấp Miền Đông xin giới thiệu “công thức” dạy dỗ, khuyên nhủ con không đòn roi – Phương pháp giáo dục trẻ em được áp dụng nhiều ở Nhật Bản.
1. Lắng nghe cảm xúc và nhu cầu của trẻ
Khi trẻ không vâng lời, làm sai điều gì, phụ huynh không nên vội vàng quy chụp và đổ hết lỗi cho trẻ. Mọi chuyện xảy ra đều có nguyên nhân của nó, chính vì vậy phụ huynh cần phải lắng nghe cảm xúc và nhu cầu của trẻ trước khi trách móc, la mắng con.
2. Thể hiện sự đồng cảm
Trong đa số trường hợp nếu cha mẹ chọn cách lắng nghe và chấp nhận cảm xúc của trẻ chính bản thân trẻ sẽ nhận ra lỗi lầm và có những suy nghĩ tích cực để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, nếu cha mẹ biết cách thể hiện sự đồng cảm bằng một vài câu, từ cảm thán như: à, ừ, vậy hả con, bố mẹ hiểu, có bạn nào bị như con không,… sẽ khiến trẻ cảm thấy yên tâm, tin tưởng, muốn tâm sự và chia sẻ với cha mẹ nhiều hơn nữa.
3. Bày tỏ cảm xúc và mong muốn của bạn
Thay vì đánh trẻ để trẻ ngoan ngoãn, các bậc phụ huynh nên kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu và nhận ra sai lầm. Nếu không hài lòng với hành động, việc làm của trẻ, phụ huynh cần bày tỏ cảm xúc và mong muốn của mình. Việc làm này còn có tác dụng hơn cả sử dụng các biện pháp mạnh như la hét, đòn roi hay kỷ luật thép đối với trẻ.
Những câu nói nhẹ nhàng như: Mẹ hiểu nhưng nếu không thuộc những từ cơ bản thì càng ngày con sẽ càng bị tụt lại mất’, ‘Nếu con như vậy con buồn, mẹ cũng buồn’,… lại có sức mạnh to lớn làm lay động trái tim của trẻ, giúp trẻ nhận ra vấn đề của mình”.
4. Khuyến khích trẻ động não tìm ra giải pháp
Sau khi bày tỏ cảm xúc của mình các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ tìm ra giải pháp cho chính vấn đề trẻ đang gặp phải. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng chỉ cần kỷ luật thật nặng thì trẻ sẽ không bao giờ dám phạm phải sai lầm đó nữa. Tuy nhiên, lạm dụng roi vọt sẽ làm tổn thương tinh thần trẻ, khiến trẻ lì đòn, tìm cách trốn tránh và nói dối nhiều hơn.
Vượt qua trạng thái chán chường, uất ức trẻ sẽ bắt đầu nghĩ đến những biện pháp để giải quyết vấn đề. Đôi khi chính phụ huynh sẽ ngạc nhiên khi trẻ đưa ra hướng giải quyết rất tích cực và đúng đắn.
[ad_2]
Source link