[ad_1]
ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TUYẾN
E-marketing (Online marketing, Digital marketing hay Internet marketing), hay tiếp thị qua mạng, tiếp thị trực tuyến (Marketing trực tuyến) là hoạt động cho sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng kết nối toàn cầu internet. Sự xuất hiện của internet đã đem lại nhiều lợi ích từ chi phí thấp để truyền tải thông tin và truyền thông (media) đến số lượng lớn đối tượng tiếp nhận, thông điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau, như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim, trò chơi… Với bản chất tương tác của marketing trực tuyến, đối tượng nhận thông điệp có thể phản hồi ngay tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thông điệp. Đây là một lợi thế lớn của marketing trực tuyến so với các loại hình khác.
Các hình thức marketing trực tuyến
Marketing trực tuyến là việc sử dụng internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và truyền thông. Marketing trực tuyến là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ, trong đó sử dụng các kênh phân phối trực tuyến – định hướng theo cơ sở dữ liệu – nhằm tiếp cận đến khách hàng đúng thời điểm, thích hợp, cá nhân hóa và chi phí hợp lý. Marketing trực tuyến là việc quản lý và thực hiện các hoạt động marketing, trong đó sử dụng các phương tiện điện tử, như: website, email, phương tiện không dây kết hợp với các dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng.
Search engine điều khiển robot đi thu thập thông tin trên mạng thông qua các siêu liên kết (hyperlink). Khi robot phát hiện ra một site mới, nó gởi tài liệu (web page) về cho server chính để tạo cơ sở dữ liệu chỉ mục phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm thông tin.
Search Engine trên internet hay các công cụ tìm kiếm là các site đặc biệt trên web, được thiết kế để giúp mọi người tìm kiếm thông tin được lưu trên các site khác nhau.
SEM là dịch và hiểu theo nghĩa tiếng Việt là phương pháp tiếp thị thông qua các công cụ tìm kiếm. SEM là một hình thức Internet Marketing và là một phương pháp marketing nhằm tăng sự hiện diện của bạn hay doanh nghiệp, tổ chức thông qua công cụ tìm kiếm.
SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Các phương pháp đó bao gồm việc tối ưu hóa website (tác động mã nguồn HTML và nội dung website) và xây dựng các liên kết đến trang để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn.
Website là một cửa hàng ảo với hàng hoá và dịch vụ có thể được giới thiệu và rao bán trên thị trường toàn cầu. Cửa hàng đó mở cửa 24 giờ/7 ngày một tuần, trong cả 365 ngày trong năm, cho phép khách hàng của bạn tìm kiếm thông tin, xem, mua sản phẩm và dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào họ muốn.
“Email marketing là một hình thức marketing trực tiếp trong đó sử dụng thư điện tử như một phương tiện giao tiếp khách hàng’’(định nghĩa của Google về Email marketing). Trong ý nghĩa rộng nhất của nó, thuật ngữ này thường được dùng để chỉ việc gửi email với mục đích tăng cường mối quan hệ của một doanh nghiệp với khách hàng mới hiện có và xây dựng lòng tin, sự tin tưởng để khuyến khích lòng trung thành bền vững của khách hàng và tăng việc kinh doanh lặp lại.
Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) đã đưa ra định nghĩa về Mobile marketing theo hướng tiếp cận này như sau: “Mobile marketing là việc sử dụng các phương tiện không dây làm công cụ chuyển tải nội dung và nhận lại các phản hồi trực tiếp trong các chương trình truyền thông hỗn hợp”. Hiểu một cách đơn giản, đó là sử dụng các kênh thông tin di động làm phương tiện phục vụ cho hoạt động marketing.
Affiiliate Network
Đây là nơi trung gian giữa cộng tác viên và nhà sản xuất. Nhà sản xuất sẽ đăng sản phẩm cần quảng bá còn các cộng tác viên sẽ tìm sản phẩm mà mình muốn tham gia tiếp thị.
Affiliate Network đóng vai trò cung cấp nền tảng kỹ thuật như link quảng bá, banner, theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc tiếp thị cũng như giải quyết tranh chấp và thanh toán hoa hồng. Một số Affiliate Network nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến là: Amazon, Google, Clickbank…
Article marketing
Article marketing hay gọi là tiếp thị thông qua các bài báo, bài viết liên quan đến ngành công nghiệp hoặc dịch vụ tương ứng. Những bài viết thường chứa tài liệu tham khảo, giới thiệu dịch vụ, thông tin liên lạc của tác giả hoặc doanh nghiệp. Những bài viết này đều chứa đựng giá trị nội dung cao, đáng tin cậy và có thể được xuất bản miễn phí. Những bài viết này phần nhiều có sự tham khảo từ các nguồn khác nhau và được đăng trên nhiều trang web khác nhau.
Blog marketing
Blog là một hiện tượng xã hội không ngừng biến hoá. Và bản thân internet cũng thay đổi với tốc độ chóng mặt. Vì thế việc đặt ra một định nghĩa đúng đắn về blog quả là không tưởng. Blog, gọi tắt của từ weblog (tiếng Anh, “nhật ký web”), là một dạng nhật ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX.
Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề; thông thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc, không giống như các báo truyền thống. Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một blog cho mình.
Video trực tuyến
YouTube là một trang web chia sẻ video nơi người dùng có thể tải lên, xem và chia sẻ các video clip (YouTube do 3 nhân viên cũ của PayPal tạo nên vào giữa tháng 2 năm 2005). Dịch vụ đặt tại San Bruno sử dụng công nghệ Adobe Flash để hiển thị nhiều nội dung video khác nhau, bao gồm những đoạn phim, đoạn chương trình ti vi và video nhạc, cũng như những phim nghiệp dư như video blogging và những đoạn video gốc chưa qua xử lý.
Viral Marketing (Marketing lan truyền)
Viral marketing là gì? Nó được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin, cũng tương tự như cách thức virus lan truyền từ người này sang người khác với tốc độ cấp số nhân.
Giống như cách thức lan truyền của một con virus. Hình thức quảng cáo này bắt đầu từ giả thuyết một khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dich vụ của bạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng.
Social Networks (Mạng xã hội)
Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (Tiếng Anh: Social Network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet kết nối và chia sẻ với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ files, blog, và xã luận. Mạng xã hội thay đổi hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu hằng ngày cho hàng trăm triệu thành viên trên khắp thế giới.
7.4. ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TUYẾN
Xu hướng toàn cầu hóa cùng sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại điện tử làm cho dịch vụ marketing trực tuyến trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Internet đã góp phần rất lớn trong việc xóa bỏ các ranh giới trong hoạt động tiếp thị, khi mà các thiết bị điện tử… bắt đầu được nối mạng. Chúng ta có thể thấy rằng, đây chính là thời điểm mà hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có cơ hội phát triển vượt bậc, là tiền đề tạo nên bước nhảy vọt của internet marketing nói riêng và digital marketing nói chung trong hoạt động kinh doanh.
7.4.1. Nghiên cứu khách hàng trực tuyến
“Khách hàng là thượng đế” là thì rất khó chiều. Chính vì vậy, dù là bất cứ vị trí nào trong bộ phận kinh doanh đều cần thiết phải thấu hiểu khách hàng. Khi quyết định tiến hành hoạt động marketing trực tuyến, cần phải hiểu được hành vi của khách hàng trên Internet. Sự thấu hiểu khách hàng là tìm cách thấu hiểu một cách sâu sắc ý nghĩ, mong muốn, sự thực ẩn dấu nằm sâu trong tâm trí người tiêu dùng chưa được nói ra rõ ràng ở mức độ vượt trên cả những gì khách hàng tự xác định cho bản thân. Sự thấu hiểu khách hàng tìm kiếm động cơ bên trong thúc đẩy, điều khiển hành vi ứng xử và các quyết định, hành động của con người.
Tương tự nghiên cứu khách hàng truyền thống, bạn phải xác định ai là khách hàng trực tuyến mục tiêu và nhu cầu cũng như hành vi của họ là gì. Nói chung là khách hàng trực tuyến trẻ hơn khách hàng truyền thống. Họ chủ yếu là những người truy cập Internet tại nhà, tại nơi làm việc làm việc hoặc ít nhất là tại các dịch vụ Internet công cộng. Những thông tin khác về cách thức họ truy cập đến một trang web cụ thể cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, họ có thường xuyên truy cập một trang web qua một liên kết trên danh bạ Internet, từ siêu liên kết tới banner quảng cáo của bạn, sử dụng công cụ tìm kiếm hoặc gõ trực tiếp địa chỉ trang web vào thanh địa chỉ của trình duyệt Internet. Tất cả những thông tin đó sẽ ảnh hưởng tới cách thiết kế trang web và thu hút khách hàng tới trang web của bạn.
Để nghiên cứu các hành vi của khách hàng trực tuyến, có thể tiến hành điều tra hoặc phỏng vấn sâu với khách hàng theo phương pháp thông thường. Ngoài ra, bạn có điều tra qua email, đưa bảng hỏi lên trang web với các câu hỏi đơn giản hoặc sử dụng phần mềm thích hợp để theo dõi các hành vi sử dụng Internet của khách hàng.
Khách hàng trực tuyến là bất kỳ người nào trực tiếp mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán qua Internet sử dụng trình duyệt web. Người tiêu dùng tìm thấy một sản phẩm quan tâm bằng cách trực tiếp truy cập trang web của nhà bán lẻ hoặc tìm kiếm trong số các nhà cung cấp khác sử dụng công cụ tìm kiếm mua sắm, hiển thị sự sẵn có và giá của sản phẩm tương tự tại các nhà bán lẻ điện tử khác nhau. Khách hàng có thể mua sắm trực tuyến bằng nhiều loại máy tính và thiết bị khác nhau, bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Như vậy khái niệm khách hàng trực tuyến gồm khách hàng hiện tại và tiềm năng trên mạng.
Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm. Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ. Khách hàng trực tuyến gồm 2 loại khách hàng:
– Khách hàng cá nhân là đối tượng thực hiện mua sắm riêng lẻ trên mạng. Khách hàng cá nhân thường săn lùng thông tin so sánh giá cả và tìm kiếm giá trị hàng hòa. Khách hàng cá nhân yêu thích công nghệ mới, rất thích mua sắm trực tuyến vì điều đó tuyệt vời với họ. Khách hàng cá nhân tiết kiện thời gian, nhưng lại trung thành với thương hiệu ưa thích và có thói quen lựa chọn mua sắm trên mạng.
– Khách hàng tổ chức là mua sắm trên mạng với lượng hàng lớn và điều kiện thương thảo hợp đồng và quy trình mua hàng phức tạp hơn so với việc mua hàng cá nhân. Điều khác biệt cơ bản của các tổ chức so với khách hàng cá nhân là các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho các hoạt động của tổ chức đó. Chẳng hạn, các doanh nghiệp sử dụng thông tin liên lạc, vật tư, thiết bị… để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Các cơ quan nhà nước cũng sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau để phục vụ cho công việc của họ.
7.4.2. Hành vi khách hàng trực tuyến
Theo Philip Kotler (2000) hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là: “Hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ”. Hay nói cách khác hành vi người tiêu dùng là tập hợp các hành vi, phản ứng, suy nghĩ của người tiêu dùng trong suốt quá trình mua hàng. Hành vi này bắt đầu từ khi người tiêu dùng có nhu cầu đến sau khi mua sản phẩm. Quá trình trên gọi là quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng.
Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, hành vi người tiêu dùng chính là “Sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ”. Quan điển trên lại nhìn dưới khía cạnh các yếu tố của môi trường sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của gười tiêu dùng.
Theo nghiên cứu của (Li & Zang, 2002), hành vi mua sắm trực tuyến (còn được gọi là hành vi mua hàng qua mạng, hành vi mua sắm qua Internet) là quá trình mua sản phẩm dịch vụ qua Internet.
Theo Businessdictionary.com: Mua sắm trực tuyến là hoạt động mua sắm sản phẩm hay dịch vụ qua mạng Internet.
Theo định nghĩa trong nghiên cứu của Monsuwe et al. (2004) thì mua sắm trực tuyến là hành vi của người tiêu dùng trong việc mua sắm thông qua các cửa hàng trên mạng Internet hoặc website sử dụng các giao dịch mua sắm trực tuyến.
Trên cơ sở tham khảo định nghĩa trên, xem xét bản chất trong từng trường hợp, có thể hiểu về hành vì khách hàng đều tập trung vào các khía cạnh quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng nhận biết, tìm kiếm thông tin, đánh giá mua hàng, mua hàng, phản ứng sau mua của và mối quan hệ tương tác giữa quá trình đó với các yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp, gián tiếp vào nó. Nói cách khác, hành vi mua sắm trực tuyến là quá trình mua sản phẩm/ dịch vụ qua Internet hoặc website sử dụng các giao dịch mua sắm và ra quyết định mua hàng trực tuyến.
Mô hình nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến
Trong nghiên cứu về thái độ của người mua trong thị trường thương mại điện tử, có nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhận thức về rủi ro và lợi ích luôn là yếu tố hàng đầu được người tiêu dùng quan tâm.
Vì vậy, tác giả dựa trên mô hình nghiên cứu về thái độ của Shih Ming Pi và cộng sự (2011) và các nghiên cứu của Forsythe và cộng sự (2003), Lewis (2006) kết hợp với những khác biệt về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Việt Nam của Ngo & Gwangyong (2014) để đưa ra mô hình nghiên cứu sau:
Hình 7.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN
Rủi ro tài chính là các rủi ro liên quan khi tiến hành các giao dịch tài chính thông qua Internet. Các rủi ro này luôn tồn tại trong mỗi lần giao dịch trên Internet bất kể số lần đã thực hiện trước đây, nó bao gồm cả những chi phí liên quan đến việc trả lại sản phẩm, vận chuyển, mua sản phẩm giá cao và đặc biệt là vấn đề an ninh mạng như việc mất thông tin, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng và các hồ sơ tài chính quan trọng khác. Nó là lý do chính để hạn chế việc mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.(Miyazaki & Fernandez, 2001)
Rủi ro về nhận sản phẩm khác về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất lượng so với nội dung mô tả sản phẩm mà người bán cung cấp trước khi mua (Forsythe & ctg, 2006). Khi mua sắm trực tuyến do người tiêu dùng không thể trực tiếp cảm nhận và đánh giá sản phẩm nên người tiêu dùng chủ yếu dựa vào hình ảnh, thông tin sản phẩm và nội dung trải nghiệm của người mua để ra quyết định, tuy nhiên với các phần mềm chỉnh sửa ảnh đã làm sai lệch thông tin rất nhiều so với sản phẩm thực tế làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng nắm bắt thông tin sản phẩm của người tiêu dùng.
Nhân tố 3: Rủi ro về sự tiện lợi
Rủi ro về sự tiện lợi được cảm nhận là sự bất mãn của người tiêu dùng khi mua sắm qua Internet. Rủi ro này phản ánh mức độ bất lợi về thời gian, cách thức liên hệ, giao nhận hàng, lắp ráp sản phẩm hoặc đổi trả sản phẩm. Trong một vài nghiên cứu sự bất lợi đến từ website trong việc điều hướng người dùng qua lại giữa các trang web và không có một sitemap rõ ràng trong thiết kế web (Lee, 2004).
Nhân tố 4: Rủi ro không giao hàng
Rủi ro này xảy ra khi có lỗi giao dịch trong quá trình ghi nhận đơn hàng, người bán giao nhầm địa chỉ. Ngoài ra, còn có các mối bận tâm khác trong việc phân phối hàng hóa như phí vận chuyển, giao hàng chậm,… Do mức độ tin tưởng của cả người mua và người bán đều không cao, vì vậy để tránh rủi ro trong quá trình giao hàng các hàng hóa có giá trị cao doanh nghiệp thường yêu cầu khách hàng thanh toán trước hoặc thanh toán một phần trên hóa đơn. Tuy nhiên điều này lại gây ra sự lo lắng với người mua trong trường hợp đã thanh toán mà không nhận được hàng.
Các nội dung của chính sách đổi trả gồm: rủi ro trong vận chuyển, thời gian xử lý, chi phí vận chuyển sản phẩm trả lại người bán… (Lewis, 2006). Những chính sách này càng đơn giản, thuận tiện thì càng củng cố niềm tin và thái độ của người mua đối với sản phẩm. Các vấn đề về chính sách đổi trả ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người mua trong mua sắm trực tuyến.
Nhân tố 6: Dịch vụ và cơ sở hạ tầng
Dịch vụ và cơ sở hạ tầng được hiểu là đường truyền Internet tốc độ cao, cấu hình server, các phần mềm marketing, thiết bị hiển thị thông tin, và mạng lưới các website vệ tinh. Bên cạnh đó, việc phát triển phần mềm quản lý khách hàng để quản lý và chăm sóc các khách hàng đã giao dịch, mua sản phẩm và quản lý các nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp để tính hoa hồng kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Dịch vụ và cơ sở hạ tầng cũng là biến được kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến thái độ mua sắm trực tuyến.
Nhân tố 7: Mối quan hệ giữa thái độ đối với mua sắm trực tuyến và hành vi mua sắm trực tuyến
Thái độ đối với mua sắm trực tuyến chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố tích cực và tiêu cực, trong đó các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ chủ yếu là các yếu tố rủi ro khi mua trực tuyến và các yếu tố ảnh hưởng tích cực liên quan đến các chính sách dành cho khách hàng và cở sở hạ tầng của trang web thương mại điện tử. Hành vi mua sắm trực tuyến là hành vi của người dùng Internet trong việc mua sắm tại các website thương mại điện tử.
Thông thường khi nghiên cứu về hành vi, các nhà nghiên cứu thường sử dụng nghiên cứu mô tả để tìm hiểu về đặc điểm hành vi của người tiêu dùng được thể hiện ra trong quá trình mua hàng hoặc phân tích biến hành vi thành hai thành phần là ý định mua và hành vi mua. Thái độ đối với mua sắm trực tuyến luôn được giả định có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi mua.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả cũng dựa vào xu hướng này khi nghiên cứu hành vi mua trực tuyến và kỳ vọng thái độ tích cực của người mua trực tuyến sẽ tăng hành vi mua sắm trực tuyến. Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến được thực hiện nhằm nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người mua trên thị trường thương mại điện tử sẽ giúp cho các đối tượng tham gia trên thị trường, đặc biệt là người bán có thể điều chỉnh thái độ của người mua trong thị trường.
7.4.3. Nghiên cứu thị trường trực tuyến
7.4.3.1. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường trực tuyến (E-market research) bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu thị trường được tiến hành trên Internet, với loại hình nghiên cứu tiêu biểu là thông qua khảo sát điều tra trực tuyến trên các trang web.
Nghiên cứu thị trường trực tuyến có thể hiểu là quá trình khảo sát, đánh giá, thẩm định hành vi của các đối tượng khách hàng có thói quen mua và sử dụng sản phẩm thông qua mạng Internet. Quá trình này sẽ diễn ra thông qua việc thu thập các biểu mẫu, đánh giá và ý kiến từ khách hàng, hoặc các chỉ số đo lường lấy được từ các kênh mạng xã hội, trang thương mại điện tử….
Khảo sát trực tuyến được xem như là những cuộc phỏng vấn tự hoàn thành, trong đó, các câu hỏi sẽ tự xuất hiện trước các đối tượng điều tra thay vì các hình thức truyền thống như phỏng vấn mặt đối mặt hay qua điện thoại. Người tham gia sẽ được thanh toán một khoản phí tương tự như khi tham gia các hình thức trả lời khảo sát truyền thống.
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRỰC TUYẾN
Bước 1: Xác định mục tiêu và “vấn đề”
Trong nghiên cứu thị trường, bước quan trọng nhất là xác định mục tiêu của dự án. Cốt lõi của việc này là hiểu được gốc rễ cần được thông tin thông qua nghiên cứu thị trường. Điển hình là một vấn đề quan trọng (hay cơ hội) cần thiết được đặt ra nhằm phục vụ cho dự án nghiên cứu thị trường được thực thi, nhưng vẫn thiếu thông tin để có thể đưa ra quyết định; công việc của một nhà nghiên cứu thị trường là để thông báo quyết định đó với dữ liệu rắn.
Việc hiểu các vấn đề trong kinh doanh một cách rõ ràng, giúp nghiên cứu thị trường tập trung và hiệu quả. Ở giai đoạn này của quy trình, trước mỗi cuộc nghiên cứu thị trường được thực hiện, việc tưởng tượng ra một bản báo cáo nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh cũng chính là để trả lời cho câu hỏi trong kinh doanh. Doanh nghiệp có thể tiếp cận theo hướng giả lập một báo cáo nghiên cứu thị trường với dữ liệu giả định và hỏi người được phỏng vấn: “Nếu một báo cáo nghiên cứu thị trường trông giống như thế này, thì liệu thông tin doanh nghiệp cần đã đầy đủ?” Nếu câu trả lời là có, thì đó là lúc doanh nghiệp cần bắt tay vào thu thập dữ liệu thật. Nếu câu trả lời là không, tiếp tục làm việc với khách hàng cho tới khi xác định được mục tiêu rõ ràng.
Bước 2: Quyết định phương án nghiên cứu
Khi đã biết được mục tiêu nghiên cứu là lúc lên kế hoạch về loại nghiên cứu thị trường phù hợp nhất để có được các dữ liệu cần thiết. Xem phương án nghiên cứu thị trường như một kế hoạch triển khai chi tiết. Tại bước này, đầu tiên, doanh nghiệp sẽ phải quyết định phương án nghiên cứu thị trường: dùng khảo sát, phỏng vấn nhóm. v.v…. Doanh nghiệp cần xác định cụ thể cách chọn mẫu đại diện: đối tượng khách hàng nào đang được theo đuổi, doanh nghiệp có thể tìm họ ở đâu, bằng cách nào để khuyến khích họ, v.v…Đây cũng là lúc để xác định nghiên cứu thị trường được thực hiện bằng cách nào: qua điện thoại, gặp trực tiếp, gửi thư, online, v.v…Tiếp theo, cần chú ý xem bản báo cáo nghiên cứu thị trường sẽ được thiết kế như thế nào để xác định các kiểu phân tích dữ liệu được thực hiện và cấu trúc của các câu hỏi: tóm tắt đơn giản, phân tích hồi qui nâng cao, v.v…
Có 2 loại nghiên cứu thị trường, được lựa chọn dựa trên loại dữ liệu mà doanh nghiệp muốn thu thập:
Nghiên cứu thăm dò – Loại nghiên cứu thị trường này được dùng khi đề bài không được định nghĩa hoặc hiểu cặn kẽ, giả thiết đặt ra cũng không được xác định rõ và kiến thức trong lĩnh vực thì mập mờ. Nghiên cứu thăm dò giúp doanh nghiệp thu thập những hiểu biết rộng rãi, thu nhỏ trọng tâm của nghiên cứu và tìm ra được những điều cơ bản cơ thiết để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Những kĩ thuật nghiên cứu thăm dò bao gồm nghiên cứu thị trường thứ cấp, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu. Nghiên cứu thăm dò là nghiên cứu định tính.
Nghiên cứu mô tả – Nếu như mục tiêu nghiên cứu thị trường đòi hỏi những dữ liệu thuộc một lĩnh vực chi tiết hơn, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu mô tả định lượng. Mục đích của loại nghiên cứu mô tả này là để đo lường một số lĩnh vực được quan tâm, và mang tính định lượng. Khảo sát/bảng hỏi là phương tiện phổ biến của nghiên cứu mô tả.
Nghiên cứu nhân quả – Loại nghiên cứu thị trường chi tiết nhất này thường dưới dạng nghiên cứu, thử nghiệm tại hiện trường hoặc qua các thử nghiệm. Trong trường hợp này, doanh nghiệp xác định quan hệ nhân quả giữa các thành tố. Ví dụ, loại nhạc được sử dụng ở trong nhà hàng có giúp tăng doanh thu của các món tráng miệng – liệu có mối quan hệ nhân quả nào giữa âm nhạc và doanh thu?
Bước 3: Thiết kế và chuẩn bị công cụ nghiên cứu
Trong bước này của nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp thiết kế công cụ nghiên cứu thị trường. Nếu như lựa chọn khảo sát là phương thức phù hợp (trong bước 2), doanh nghiệp bắt đầu viết câu hỏi và thiết kế bảng hỏi. Nếu như phỏng vấn nhóm là phương thức được lựa chọn, doanh nghiệp chuẩn bị câu hỏi và các thiết bị cần thiết cho người điều phối. Đây là bước triển khai kế hoạch trong toàn bộ quy trình nghiên cứu thị trường
Đây chính là phần cốt lõi của dự án nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp đưa bản khảo sát ra thị trường, hoặc thực hiện các buổi phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, thực hiện thử nghiệm tại hiện trường, v.v…Các câu trả lời, lựa chọn và những điểm quan sát đều được thu thập và ghi chép, thường là trong các bảng gồm dòng và cột. Mỗi phần thông tin đều quan trọng và đóng góp vào việc kết luận cuối cùng của nghiên cứu thị trường.
Từ bước 4 (Thu thập dữ liệu), doanh nghiệp đã có cái nhìn và cách hiểu sâu hơn về những dữ liệu đang có. Nếu như những dữ liệu này chưa được ghi chép trong các bảng có hệ thống, người làm nghiên cứu thị trường cần tổng hợp chúng lại. Nếu như dữ liệu đã được ghi chép trong các bảng, đây là lúc xử lý chúng đúng cách. Có một số phần mềm được xử dụng như Excel, SPSS, Minitab, v.v…để tạo bảng và đồ thị, biểu đồ. Phân chia, phân khúc kết quả vào các nhóm phù hợp như độ tuổi, giới tính, v.v… và tìm ra xu hướng chính của dữ liệu. Đây là bước bắt đầu việc hình thành một nội dung mà bạn muốn thể hiện và kết luận.
Bước 6: Minh hoạ dữ liệu và trình bày kết quả
Bạn đã dành nhiều giờ để xử lí dữ liệu, xây dựng các bảng, biểu đồ và đồ thị tóm tắt. Bây giờ là lúc để tổng hợp những thông tin hữu ích nhất thành một báo cáo nghiên cứu thị trường hay bài trình bày dễ hiểu. Một cách hay để trình bày dữ liệu là bắt đầu với mục tiêu nghiên cứu thị trường và các vấn đề kinh doanh mà đã được xác định ở bước 1. Trình bày lại những câu hỏi kinh doanh, và sau đó trình bày các khuyến nghị của bạn dựa trên các dữ liệu, để giải quyết những vấn đề này.
Khi trình bày kết quả của bạn, hãy nhớ để trình bày những hiểu biết, câu trả lời và đề xuất, chứ không chỉ trình bày các biểu đồ và bảng biểu. Nếu bạn đặt một biểu đồ trong báo cáo nghiên cứu thị trường, hãy tự hỏi “cái gì này có nghĩa là gì và có tác động gì?” Thêm tư duy phê phán này để báo cuối cùng của bạn sẽ giúp nghiên cứu thị trường của bạn mang tính hành động và ý nghĩa hơn và sẽ khiến bạn nổi bật hơn các nhà nghiên cứu khác.
Trong khi điều quan trọng là để “trả lời câu hỏi ban đầu”, hãy nhớ rằng nghiên cứu thị trường là một trong những đầu vào cho một quyết định kinh doanh (thường là một đầu vào quan trọng), nhưng không phải là yếu tố duy nhất.
I.MÔ HÌNH KINH DOANH TRUYỀN THỐNG
- Sách phân phối bán lẻ tại Nhà sách Kinh tế. Địa chỉ: 490B Nguyễn Thị Minh Khai, P2,Q3 – TP.HCM. Mobile: 090302640 hoặc 0938514478
- Sách phân phối bán lẻ tại Nhà sách Thăng Long. Địa chỉ:44 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 19, Quận Bình Thạnh (028) 35140632 hoặc 0938514478
· II. KINH DOANH TRỰC TUYẾN TRÊN CÁC SÀN
- BÁN LẺ TRỰC TUYẾN; 0938514478; ZALO: 0938514478 Giảm 30% giá bìa, thư viện mua 2 cuốn trở lên – giảm 50%
[ad_2]
Source link