[ad_1]
Nếu mẹ, người nuôi dạy con chính, luôn miệng nói “không được” với con, duy trì cách giáo dục miễn cưỡng ép không thể hiện đầy đủ tình yêu thương và sự quan tâm với con thì con sẽ luôn đề phòng và sợ mẹ. Có thể con sẽ thích bố hay bà hoặc theo người khác hơn mẹ.
1. Bé bám bà nội hơn mẹ, phải làm như thế nào?
- BÉ BÁM BÀ NỘI HƠN MẸ, PHẢI LÀM NHƯ THẾ NÀO?
Bé nhà tôi không bám mẹ, lúc nào con cũng bám riết lấy bà khiến tôi cảm thấy rất buồn và tủi thân.
Tôi lấy chồng sớm nên chưa có chút kinh nghiệm nào trong việc chăm sóc con cái, do đó khi cu Bon ra đời khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tôi vụng về ngay từ việc cho con bú, ru con ngủ hay thậm chí là thay tã cho con. Nhưng tôi thấy mình may mắn vì được gả vào gia đình có mẹ chồng rất tâm lý và tốt bụng. Mẹ đẻ không ở gần nên người hướng dẫn tôi làm mọi việc chỉ có thể là mẹ chồng. Bà hướng dẫn tôi cẩn thận từng chút một, nhưng thấy tay chân tôi lóng ngóng nên có khi bà làm giúp tôi hoàn toàn.
Dần dần việc tắm rửa hay ru ngủ cho cu Bon mẹ chồng tôi đều đảm nhiệm, tôi chỉ có mỗi việc là cho con bú. Do đó thời gian cu Bon ở với bà nội còn nhiều hơn là ở bên mẹ, khiến con không còn quen với hơi mẹ, dần dần con không chịu theo mẹ. Những lúc Bon quấy ngủ thì chỉ có bà nội bế ru là con im và ngủ ngay. Ngược lại, nếu tôi mà ru thì con mãi mới chịu ngủ hoặc khóc ngằn ngặt. Lúc tắm cho con cũng vậy, tôi đã không khéo thì chớ, mà con lại nhất quyết không chịu hợp tác. Nhìn mẹ chồng ngon lành tắm cho cháu mà tôi ghen tị.
Sau khi nghỉ chế độ sinh 4 tháng, tôi cũng bắt đầu đi làm trở lại dù rất thương con và mong muốn dành thời gian nhiều hơn cho con. Từ ngày tôi đi làm trở lại sau sinh, bà ở nhà trông và chăm cháu. Chỉ đến chiều tối tôi mới về cho con ăn uống rồi đi ngủ. Do đi làm không có nhiều thời gian để cho con bú trực tiếp, nên tôi đành phải dùng biện pháp bóp sữa rồi nhờ mẹ chồng ở nhà cho ăn.
Có những buổi trưa, tôi vẫn tranh thủ chạy về cho Bon bú, nhưng con cũng chả chịu bú mớm là mấy. Vậy là mẹ chồng bảo tôi không phải về nhà kẻo mệt và mất thời gian. Từ đó, hai bà cháu ở nhà cứ đánh vật với nhau và Bon đã theo bà giờ lại càng theo sát hơn.
Khi đi làm về, tôi chỉ muốn chạy vào cho Bon ăn thì con chẳng buồn theo mẹ vì mải chơi, con nhìn thấy mẹ mà bơ luôn như chẳng cần đến mẹ. Mẹ chồng có dúi Bon vào tay tôi thì cũng chỉ được một lúc là con lại đòi theo bà ngay.Thậm chí có hôm tôi cho Bon ăn cũng không được nữa, nhưng chỉ cần bà nội làm trò hoặc tự tay bón cho con ăn là thằng bé ăn ngon lành. Thành ra giờ tôi phải đảm nhiệm tất việc nội trợ trong nhà để bà có thể yên tâm chơi với cháu.
Ngày trước còn ở nhà, “thỉnh thoảng” hai mẹ con còn chơi đùa được cùng nhau, giờ thì bị cu Bon bám bà quá, bỏ mẹ ra rìa, trong mắt con lúc nào cũng chỉ có hình ảnh bà. Thực sự lúc đó tôi rất tủi thân, tôi làm mẹ mà lại không được con chú ý đến đầu tiên.
Nhận thấy tình hình có vẻ không tốt, tôi nói với chồng và mẹ chồng ý định nghỉ việc để ở nhà chăm con. Mẹ chồng nghe vậy lại tưởng tôi ngầm trách bà chăm Bon không tốt, vậy là bà giận luôn. Giờ con không chịu theo mẹ, mẹ chồng giận, chồng trách mắng khiến tôi rất mệt mỏi.
Tôi chỉ muốn có nhiều thời gian hơn bên con. Bon còn bé như vậy mà đã không bám mẹ rồi, con cũng tỏ ra chẳng cần mẹ nữa, liệu có khi nào từ bé con đã quên luôn được mẹ. Tôi không biết làm sao để cải thiện tình hình, các mẹ thông thái ơi, hãy cho tôi lời khuyên, để giúp con tình cảm hơn với mẹ hơn nhé!
II.VÌ SAO TRẺ “BÁM” BỐ HƠN MẸ HOẶC NGƯỢC LẠI VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT CHO PHỤ
Nếu bạn cũng rơi vào tình huống tương tự thì đừng buồn hay nghi ngờ kỹ năng làm cha mẹ của mình. Việc trẻ thích chơi với bố hơn mẹ hoặc mẹ hơn bố ở những giai đoạn phát triển nhất định là hoàn toàn bình thường.
Trẻ con có thực sự thiên vị bố hoặc mẹ hơn người kia?
© Kiến Thức
Bạn có từng để ý thấy con bạn thích chơi với chồng/vợ bạn hơn là bạn chưa? Nếu con bạn chỉ thích chồng/vợ bạn mặc quần áo, cho ăn, đọc sách cho bé, dù bạn cũng đang ở ngay đó, thì bạn đang phải đối mặt với vấn đề chung của nhiều cha mẹ.
Tin tốt là sự thiên vị đó của trẻ là điều bình thường, mang tính tức thời và không hề liên quan đến việc bạn có phải cha mẹ tốt hay không.
Vì sao điều này lại xảy ra?
Trẻ em và thanh thiếu niên có những sự thiên vị nhất định ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời vì nhiều lý do khác nhau.
Với trẻ sơ sinh, thích bám một người hơn người kia là một giao đoạn phát triển lành mạnh và cần thiết. Mục đích của giai đoạn này là để tìm ra người dành cho trẻ sự quan tâm, chăm sóc nhiều nhất. Nhưng khi trẻ đến độ tuổi phát triển cảm xúc hay dậy thì, việc bị “cho ra rìa” có thể xảy ra thay đổi qua lại giữa bố và mẹ.
Đừng phiền muộn vì điều này
Trong trường hợp này thì “mặc kệ” là lựa chọn tốt nhất. Người bố/mẹ càng cố gắng để con “bám” mình sẽ càng khiến con có xu hướng ngược lại. Hãy nhớ đây chỉ là một giai đoạn bình thường trong sự phát triển của con và nó sẽ sớm chấm dứt.
Bình tĩnh, kiên nhẫn và cứ tận dụng thời gian rảnh bạn có để đi dạo, gặp gỡ bạn bè trong khi người còn lại đang bận bịu với con.
Đảm bảo thời gian một – một giữa cả bố/mẹ với con
Nếu bạn là người được con yêu thích hơn, hãy đảm bảo là bạn cho vợ/chồng mình cũng có cơ hội chơi đùa riêng với con. Nhiều khi có trường hợp là một người chuyên chơi đùa với con trong khi người còn lại phải làm hết việc nhà.
Nếu bạn nhận thấy có sự bất công này trong gia đình, hãy thử thay đổi thói quen của cả nhà, để bạn và vợ/chồng đều có cơ hội dành thời gian chơi với con.
Cùng làm những hoạt động cả gia đình
© Kiến Thức
Các hoạt động nhóm sẽ rất tuyệt vời vì mọi thành viên gắn bó với nhau hơn và không có ai bị “cho ra rìa”. Hãy chọn một thời gian cố định cho hoạt động gia đình, chẳng hạn bố mẹ luân phiên đọc sách cho con. Cho dù là những hoạt động nhóm chỉ trong 10 phút cũng có thể làm cho gia đình gắn bó hơn và giúp trẻ chú ý đến người bố/mẹ ít được “bám” hơn.
Duy trì sự gắn bó với con
Hãy tạo nên những hoạt động của riêng bạn và con, chẳng hạn đi chơi ở chỗ con thích, đếm sao trước khi đi ngủ, vân vân.
Nói chuyện với vợ/chồng
Cho dù bạn là người bố/mẹ được con yêu thích hơn hay là người bị “cho ra rìa”, thì vợ/chồng bạn có thể không nhận thức được cảm xúc của bạn.
Thay vì giữ nó trong lòng, hãy nói chuyện với vợ/chồng bạn và lên kế hoạch để cân đối mối quan hệ gia đình và làm mọi người đều thoải mái.
So sánh cách làm cha mẹ của cả hai
Đôi khi sự thiên vị của trẻ xuất phát từ cách làm cha mẹ của bạn và bạn đời. Ví dụ một người thoải mái, dễ chịu hơn còn một người nghiêm khắc hơn.
Bất kể là cách dạy dỗ nào, bạn hãy cho con thấy tình yêu thương và sự tôn trọng của bạn dành cho con và bạn đời của mình.
© Kiến Thức
Cảm giác bị “ra rìa” có thể hơi đau buồn, nhưng cho dù bạn có cảm giác ấy thì nhớ tránh chỉ trích, đổ lỗi cho con và bạn đời. Đừng tỏ thái độ tức giận, thất vọng mà thay vào đó hãy cho con thấy tình yêu và sự tôn trọng. Những sự chỉ trích và bình luận tiêu cực trong tình huống này sẽ khiến con buồn và còn mất động lực tiếp cận bạn. Hãy là bố mẹ thông minh, kiên nhẫn và bạn sẽ có thể xử lý tình huống này tốt nhất.
Mẹ Chip phải đi làm sau khi sinh được hơn 2 tháng. Trộm vía Chip ngoan và ăn ngủ tốt nên toàn bộ công việc chăm con sau đó mẹ Chip yên tâm giao phó cho bà nội. Ở với bà từ nhỏ lại được bà chiều chuộng nên Chip theo bà hơn theo mẹ.
Đó không chỉ là trường hợp của mẹ Chip mà còn là trường hợp của khá nhiều mẹ phải đi làm sớm không được tự tay chăm sóc con như hiện nay. Vậy thì hãy tham khảo một số lời khuyên sau đây để có thể khiến cho tình cảm mẹ con thêm bền chặt và bé yêu mẹ nhiều hơn nhé!
Nuôi con bằng sữa mẹ
Quay trở lại với câu chuyện của mẹ Chip: Khi Chip được 2,5 tháng, vì làm việc gần nhà nên buổi trưa mẹ tranh thủ về cho con bú. Mặc dù ngực sữa rất căng nhưng con “không thèm” bú, cũng chả theo và nhớ mẹ gì cả vì thời gian lẽ ra con phải bú mẹ thì con đã ti bình no rồi. Đến nỗi, bố và bà nội còn bảo: Chip chắc nuôi bộ cũng được. Điều đó khiến mẹ khá “tủi thân”. Lúc này mẹ Chip mới lờ mờ nhận ra nhiều điều.
Ngoài những lợi ích mà ai cũng biết của việc nuôi con bằng sữa mẹ như: Giúp bé tiêu hoá dễ dàng, tăng khả năng miễn dịch, giúp trẻ nhận thức tốt…. thì có một công dụng của việc nuôi con bằng sữa mẹ đó là giúp gắn kết sợi dây tình cảm giữa mẹ con.
Khi cho con bú, mẹ có thể tha hồ trò chuyện, tâm sự cũng như thể hiện tình yêu thương của mình dành cho con. Điều này không chỉ tốt cho đứa trẻ mà còn tốt cho mẹ bởi mẹ sẽ cảm thấy rất hạnh phúc vì hàng ngày, hàng giờ được ôm con vào lòng, trò chuyện cùng con, nhìn con lớn lên mỗi ngày và tự tin rằng mình đã dành cho con những điều tốt nhất có thể. Những cảm xúc đó sẽ là sợi dây vô hình khiến tình mẹ con thêm bền chặt.
Dành nhiều thời gian hơn cho con
Theo các chuyên gia, có rất nhiều trẻ lớn lên thiếu sự chiều chuộng và âu yếm của cha mẹ. Chính vì vậy mà dần dần trẻ không còn quấn quýt cha mẹ nữa. Vậy làm thế nào để có thể “mở cửa” trái tim của con. Câu trả lời là: Hãy dành nhiều thời gian hơn để ở bên con.
Trẻ nhỏ rất nhạy cảm trong việc nhận biết xem ai là người yêu thương chúng thật sự. Tuy nhiên, nếu bạn yêu quý con nhưng lại không sắp xếp để dành thời gian cho con thì dù tình yêu ấy có lớn đến đâu e rằng trẻ cũng khó có thể cảm nhận được.
Vì vậy, hãy sắp xếp quỹ thời gian hạn hẹp của mình cho con. Thời gian mà bố mẹ có thể dành cho con trong một ngày có thể là không nhiều nhưng hãy nhớ rằng nó phải thường xuyên.
Bạn không thể đòi hỏi con phải nhớ đến mình trong khi không thường xuyên nói chuyện, hay quan tâm tới con. Dành thời gian bên nhau để cùng vẽ một bức tranh, chơi trò chơi xếp hình, đọc một cuốn truyện, đánh một ván cờ….
Đó là cách tốt nhất để trẻ cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ dành cho mình. Và chỉ khi nào cảm thấy mình được yêu thương thì trẻ mới có thể yêu thương trở lại.
Hãy nhớ rằng, khi chơi với con mẹ nên “quẳng” các “gánh lo” sang một bên và phải thật toàn tâm toàn ý. Hãy chủ động tạo ra các trò chơi, chủ động khơi gợi sự hứng thú và nhiệt tình ở nơi trẻ, đừng để những nỗi lo, áp lực thường ngày ảnh hưởng đến bạn vì con trẻ rất nhạy cảm, chỉ cần bạn thiếu sự nhiệt tình một chút thôi trẻ cũng sẽ nhận ra.
Tìm cơ hội để âu yếm và chiều chuộng con
Mặc dù mẹ Chip ý thức rất rõ về việc phải gần gũi con để tăng sợi dây gắn kết giữa hai mẹ con, nhưng đến nay, dù đã được 2 tuổi, hiểu chuyện hơn rất nhiều và cũng đã biết quấn mẹ hơn nhưng có nhiều lúc Chip vẫn theo bà hơn theo mẹ. Bên cạnh nguyên nhân Chip ở nhà với bà cả ngày thì còn có một nguyên nhân nữa mà theo mẹ Chip là vì bà chiều cháu hơn mẹ.
Mẹ phải hiểu rằng, được chiều chuộng là một nhu cầu rất lớn ở con trẻ. Tất nhiên là mẹ phải đủ thông minh để phân biệt rạch ròi sao cho không vượt quá giới hạn của sự chiều chuộng sang thành nuông chiều. Vì nếu được nuông chiều trẻ sẽ sinh hư.
Tuy nhiên, cũng đừng vì áp lực phải dạy con thế này, dạy con thế kia mà vô tình bỏ qua những nhu cầu, đòi hỏi hợp lý khiến con trẻ dễ nhìn nhận sai lầm rằng mẹ không yêu mình.
Theo các chuyên gia thì trẻ đến 10 tuổi vẫn có nhu cầu được chiều chuộng và làm nũng mẹ. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng giỏi trong cách thể hiện nhu cầu được mẹ âu yếm. Chính vì vậy, mẹ phải là người chủ động để trẻ có thể bộc lộ tự nhiên nhất những mong muốn của bản thân mình.
Ngày nay, có nhiều mẹ than phiền rằng, đi làm về là phải nhanh chóng nấu nướng để không bị muộn bữa cơm tối của cả gia đình. Cũng có mẹ thì vì ngại mẹ chồng mà không dám chểnh mảng việc bếp núc nên cứ để mẹ bế cháu mà thậm chí chẳng hỏi han gì đến con, về là lao luôn vào bếp làm bữa tối.
Tuy nhiên, mẹ hãy nhớ dành một khoảng thời gian dù chỉ là 10 phút, 15 phút thôi để âu yếm “thiên thần” nhỏ của mình. Hãy tận dụng mọi cơ hội mà bạn có để có thể vỗ về con.
Phải xa mẹ cả ngày nên khi thấy mẹ tất nhiên bé cảm thấy rất vui sướng, háo hức. Nhưng nếu mẹ làm bé thất vọng thì chắc chắn những lần sau đó bé sẽ quên mẹ và chỉ theo bà cũng là điều dễ hiểu.
Sự trưởng thành lành mạnh của một đứa trẻ không chỉ dựa vào những điều kiện vật chất mà còn dựa vào những yếu tố tinh thần. Hãy nuôi dưỡng con trong một môi trường tràn ngập tình yêu thương của cha mẹ, bằng cách gắn kết sợi dây tình cảm giữa con với cha mẹ sao cho thật bền chặt. Được như vậy, con chắc chắn sẽ trở thành một đứa trẻ hạnh phúc và có nhân cách tốt sau này.
TÓM LẠI: Nếu con lớn lên trong vòng tay của người khác nhưng sau đó lại ghét mẹ, sợ mẹ thì rất có thế, con đã không nhận được tình yêu thương từ người đó. Những hình ảnh tiêu cực trên mà con cảm nhận được về người chăm sóc mình được phản chiếu y nguyên về mẹ.
TỔNG HỢP NGUỒN TRÊN INTERNET
[ad_2]
Source link