XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TỐT GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI (1)

[ad_1]

Một đứa trẻ tự tin là luôn được cha mẹ quan tâm, yêu thương và thấu hiểu. Chúng thường sẽ trở thành người  thành công, hoạt bát, lương thiện.  Vì vậy, mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như tính cách của trẻ.

Có nhiều cha mẹ nghĩ rằng, mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái là một lẽ tự nhiên, nó đã được xây dựng từ khi đứa trẻ được sinh ra. Cha mẹ và con cái có luôn có những trách nhiệm và nghĩa vụ dành cho nhau và không thể bất biến. Không thể phủ nhận tư tưởng này. Tuy nhiên, cha mẹ có biết ở mỗi một độ tuổi, trẻ lại càng có lối suy nghĩ khác đi. Và càng lớn thì trẻ càng ít chia sẻ những vấn đề của bản thân với cha mẹ. Nếu giữa cha mẹ và con cái không có một mối tương quan hòa thuận thì cha mẹ hoàn toàn có thể mang đến cho trẻ những suy nghĩ tiêu cực, những lối sống tiêu cực.

Có nhiều nguyên nhân khiến tình cảm giữa cha mẹ và con cái có khoảng cách. Ví dụ như cha mẹ luôn la mắng mỗi khi con phạm lỗi, hay so sánh con với những đứa trẻ khác, ép con làm theo định hướng của cha mẹ trong khi con không thích… Rào cản đó sẽ dần dần rộng thêm nếu cha mẹ không tìm cách cải thiện để gần gũi với con hơn. Và nghiêm trọng hơn trẻ sẽ luôn tự ti về bản thân, không có ý thức phấn đấu và hay chán nản. Vì vậy, muốn trẻ tự tin, cha mẹ cần xây dựng mối quan hệ tốt với con.

Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái?

1. Kết nối phù hợp.

Cha mẹ có thể làm tốt mối quan hệ với con bằng các kết nối với con theo đúng độ tuổi. Dạy, làm việc và chơi ở mức độ con quen thuộc. Điều này giúp con thấy cha mẹ dễ tiếp cận hơn và sẽ gắn kết hơn với cha mẹ. Ví dụ, nếu con bạn mới biết đi, bạn có thể nằm bò ra sàn nhà và cùng con xây dựng những ngôi nhà từ những hình khối; nếu bạn có con ở độ tuổi thiếu niên, có thể cùng nhau thi chơi video game. Bạn sẽ dễ dàng trò chuyện với con thông qua các hoạt động vui vẻ thế này thay vì nói chuyện trên bàn ăn.

Description: https://bethongminh.vn/wp-content/uploads/2017/10/4.-gender.jpg

2. Luôn nhấn mạnh tầm quan trọng “thời gian của gia đình”

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian tụ họp gia đình để cho con thấy sự kết nối. Tạo lập điều đó như một thói quen hàng ngày: ăn bữa tối cùng nhau để con chia sẻ điểm số, những điều tốt xấu mình gặp trong ngày; cùng nhau đi chơi, đi đến những sự kiện thể thao hay phim ảnh.

3. Dành thời gian ưu tiên cho từng đứa trẻ

Nếu là người có hai con trở lên, hẳn sẽ khá khó khăn cho việc hài hòa sự quan tâm giữa những đứa trẻ. Tuy nhiên, nếu biết cách phân bổ thời gian hợp lý, bạn hoàn toàn có thể khiến con bạn đều cảm nhận được tình yêu của cha mẹ mà không có sự ghen tị nào. Ví dụ trong khoảng thời gian này, bạn có thể dành riêng thời gian cho “anh”, chơi và trò chuyện theo cá tính và thói quen của “anh” và cứ thế thay phiên. Điều này không chỉ giúp cân bằng mối quan hệ giữa những đứa con, mà con có thể giúp cha mẹ thấy được điểm mạnh yếu, hay khả năng của từng đứa trẻ.

4. Giữ mối liên hệ với trường học, bạn bè và các hoạt động ngoại khóa của con

Mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái còn thể hiện ở sự liên hệ giữa cha mẹ với cuộc sống xung quanh của con. Không thể có mối quan hệ tốt với con nếu chỉ đơn giản chỉ nói “chào buổi sáng” hay “chúc ngủ ngon” mỗi ngày. Ai cũng đều bận rộn với công việc của mình, nhưng hãy cố dành thời gian để tìm hiểu về những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống của con như bạn bè, lớp học, các môn thể thao…, thường xuyên cập nhật về thành tích của con, cùng con giải quyết các bài tập về nhà nếu có thể, gặp bạn bè của con nhiều hơn.

5. Cười nhiều với con.

Hãy để con biết rằng không phải mọi thứ xung quanh cha mẹ chỉ là những điều nghiêm khắc. Tất nhiên bạn muốn phải tôn trọng những điều mình nói nhưng hãy cười nhiều với con để xích lại khoảng cách và làm nên những giây phút, kỷ niệm hạnh phúc bằng cách đùa vui, cùng con thực hiện những hành động đáng yêu…

Description: xây dựng mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái

Xây dựng mối quan hệ tốt giữa cha mẹ với con cái chính là yếu tố để con tự tin và thành công hơn. Trong bất cứ môi trường nào, trẻ luôn coi bố mẹ là chỗ dựa vững chắc, vì thế trẻ sẽ được thỏa sức khám phá, đam mê và sáng tạo. Muốn con phát triển, việc học tập thôi là chưa đủ, con rất cần được cha mẹ ở bên để cổ vũ tinh thần.

Mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái là một yếu tố rất quan trọng để tạo lập sự tự tin, tinh thần vững vàng và tích cực để giúp trẻ thành công trong học tập và cuộc sống.  Một đứa trẻ có sự tương tác tốt với cha mẹ sẽ có lối sống lạc quan và dễ dàng đạt được mục tiêu hơn những đứa trẻ có khoảng cách với cha mẹ.

Ở bài viết trước chúng tôi đã chỉ ra nguyên nhân và những biện pháp cơ bản để giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái. Ở phần này, chúng tôi tiếp tục đưa ra các phương án gợi ý để giúp cha mẹ gần gũi hơn với con.

Luôn giao tiếp với con một cách tích cực

Việc học cách nghe và nói chuyện với con thực sự mang lại hiệu quả nếu bạn muốn xây dựng mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái. Thường xuyên nói chuyện để con có thể được chia sẻ với cha mẹ về những vấn đề mình đang vướng mắc. Đặc biệt khi trẻ bắt đầu độ tuổi mẫu giáo, có khá nhiều vấn đề thay đổi xung quanh như thay đổi môi trường lớp học, nhận thức trẻ cũng thay đổi, dung nạp được nhiều kiến thức hơn nhưng trẻ sẽ không thể hiểu cặn kẽ được vấn đề nên như không được thường xuyên nói chuyện với cha mẹ.

   Description: giao tiếp để xây dựng tốt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

1. Đáng tin cậy:

Là cha mẹ, bạn nên tạo dựng được nền tảng lòng tin với con cái. Niềm tin có thể chuyển đổi thành nhiều vai trò khác nhau trong việc nuôi nấng những đứa trẻ. Nếu muốn con bạn có thể tin tưởng vào cha mẹ thì khi nói gì hay hứa gì, hãy cố gắng thực hiện nó, hãy giữ lời. Điều này là cơ sở để con luôn được cảm thấy an toàn khi muốn thực hiện điều gì đó trong tương lai.

     2. Luyện tập lắng nghe con một cách tập trung, không bị phân tâm.

Cha mẹ luôn bận bịu. Nhưng hãy cố gắng đảm bảo với con rằng bạn đang quan tâm vào những điều con chia sẻ, ngay cả khi con phàn nàn về một vấn đề ở trường, về một bộ phim… Hãy cố gắng dành một sự chú ý toàn vẹn cho cuộc nói chuyện với con. Khi bạn tích cực lắng nghe, bạn sẽ củng cố mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái; đồng thời chứng minh được sự quan trọng của bạn đối với con.

  • Để điện thoại ở chế độ rung, tắt TV, lắng nghe một cách thực sự để hiểu điều con muốn nói; đối diện với con, sử dụng ánh mắt, biểu cảm trên gương mặt theo hướng tích cực.
  • Khi con nói xong, có thể tóm tắt lại nội dung câu chuyện mà con chia sẻ, rồi bày tỏ ý kiến, quan điểm, thảo luận với con hướng giải quyết

3. Giải quyết khi con mắc lỗi theo các hướng:

  • Kiên định: Nêu rõ hậu quả của việc làm sai, không cổ xúy, không nhân nhượng, áp dụng hình phạt một cách phù hợp.
  • Công bằng: Áp dụng hình phạt phù hợp với mức độ phạm lỗi nhưng hãy đảm bảo nó không quá khắc nghiệt
  • Thân thiện: truyền đạt những lời khuyên cho con một cách lịch sự, tránh lên giọng. Phân tích lỗi sai và chỉ ra hậu quả. Ngoài ra hãy khen ngợi khi con làm được những việc tốt

4.Trò chuyện với con một cách thoải mái

 Luôn quan tâm đến những vấn đề con đang gặp phải trong học tập, trong các mối quan hệ. Trò chuyện để nắm bắt được sở thích, sở trường của con đồng thời bạn cũng có thể chia sẻ những yêu thích của bản thân để con hiểu bạn hơn.

 

Description: https://bethongminh.vn/wp-content/uploads/2017/10/e4e1a293_42-35629913.xxxlarge_2x.jpg

Muốn con được phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, việc học tập không phải là tất cả. Ở trong nhiều bài viết trước, chúng tôi đã thường xuyên đề cập đến tầm quan trọng của tình yêu thương cha mẹ với con cái là yếu tố vô cùng quan trọng không chỉ giúp cho con thông minh mà còn là yếu tố tinh thần rất lớn giúp trẻ thành công trong học tập và cuộc sống. Vì vậy hãy cố gắng dành thật nhiều thời gian với con, xây dựng tốt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái để con luôn được thấy mình có điểm tựa vững vàng khi thực hiện mọi kế hoạch trong cuộc sống.

Những cha mẹ thường xuyên có sự kết nối và trò chuyện với con, sẽ luôn nắm được điểm manh, điểm yếu của con và sẽ kịp thời cải thiện bằng cách này hay cách khác. Hãy mang lại cho con những giá trị thật tốt để con được hoàn thiện bản thân ngay từ trong giai đoạn cửa sổ cơ hội. FasTracKids – Bé Thông Minh tin tưởng rằng với những kiến thức, kỹ năng mà chúng tôi cung cấp cho trẻ, cùng với sự đồng hành không giới hạn của các bậc phụ huynh dành cho con, trẻ sẽ là những con người khỏe mạnh về thể chất, hoàn thiện về kỹ năng, sáng tạo trong tư duy và tích cực trong tinh thần.

 

Hãy đăng ký ngay với chúng tôi nếu bạn là những người cha mẹ luôn sát sao đến sự thành công của con trong tương lai. Liên hệ :email kids@indochinapro.com

 

Cha mẹ hay đổ lỗi cho nhau, con cái sẽ trở nên bướng bỉnh, luôn tìm cớ bào chữa.

Đứa trẻ mặc dù là một cá thể độc lập, nhưng dưới một mái nhà, cha mẹ không thể tách rời khỏi con cái. Mối quan hệ vợ chồng tốt hay xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của con cái, cũng như cách con đối xử với bản thân và mọi người. Dưới đây là 6 kiểu mối quan hệ vợ chồng, dẫn đến 6 đứa trẻ có tính cách khác biệt:

 

1. Bố mẹ yêu thương nhau, con cái vui vẻ, khỏe mạnh



Description: Ảnh: Freepik.

Ảnh: Freepik.

 

Trẻ sinh trưởng trong gia đình cha mẹ yêu thương nhau sẽ tạo cho con môi trường sống tốt, tính cách bé vì thế vui vẻ, ôn hòa, vững vàng. Cha mẹ có quan hệ tốt, con cũng có cái nhìn tích cực về đời sống hôn nhân, gia đình và luôn có thiện ý vun vén cho mối quan hệ tốt đẹp của bản thân mình trong tương lai.

2. Bố mẹ tình cảm sơ sài, con cái tính tình ích kỷ

Trong nhiều gia đình, người bố và người mẹ có mối quan hệ không hài hòa, ít trao đổi tình cảm, thậm chí dựa vào con cái như một sợi dây liên hệ trong gia đình. Những gia đình này lấy con cái làm trung tâm, và vô hình chung, điều này khiến đứa trẻ trở thành trọng tâm sự chú ý, thậm chí trẻ bị quan tâm thái quá đến mức bị can thiệp. Tính cách của trẻ vì thế ích kỷ, thiếu tự lập.

3. Bố yếu đuối, con trai cũng yếu đuối

Trong gia đình, khi người cha trở nên yếu đuối, quyền lực được dành cho người mẹ. Dần dần, địa vị, vai trò của người cha trở nên thứ yếu, trong khi người mẹ trở nên vô cùng mạnh mẽ, coi mình là số một.

Một cách rất tự nhiên, trong gia đình, đứa trẻ luôn có xu hướng học theo tính cách người đồng giới tính với mình, ví dụ con gái học mẹ, con trai học bố. Vì thế, bé gái đồng nhất với mẹ và trở thành một phụ nữ mạnh mẽ, trong khi bé trai yếu đuối, nhút nhát, do ảnh hưởng của chính bố mình.

4. Bố mẹ ly hôn quá sớm, con cái thờ ơ, bất an

Nhiều cặp đôi lựa chọn ly dị để thoát khỏi hôn nhân bất hạnh, nhưng họ bỏ qua một điểm quan trọng: con cái không thể thoát ra khỏi điều đó. Vết thương lòng cha mẹ không hạnh phúc sẽ mãi mãi tồn tại trong lòng đứa trẻ, khiến bé luôn sợ hãi, bất an, và đây thực sự là vết thương khó chữa lành. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng trẻ em sinh ra trong các gia đình bố mẹ ly dị sẽ dễ gặp các vấn đề về tâm lý, trẻ hay lo lắng, trầm cảm, có thái độ thù địch…

5. Cha mẹ hay đổ lỗi cho nhau, con cái trở nên bướng bỉnh, luôn tìm cớ bào chữa



Description: Ảnh: Canva.

Ảnh: Canva.

 

Trong gia đình có cha mẹ hay cãi vã và đổ lỗi cho nhau, môi trường như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lối sống của con cái. Nhiều cặp còn sử dụng con cái như vũ khí để làm tổn thương nửa kia, thông qua việc nói xấu đối phương với con cái. Đứa trẻ chính là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất, thậm chí con không tôn trọng bố mẹ.

6. Cha mẹ đánh nhau, con cái thích bạo lực, nóng nảy

Mâu thuẫn vợ chồng là điều dễ hiểu trong cuộc sống thường ngày, nhưng cãi vã của cha mẹ trong mắt đứa trẻ lại là điều rất đáng sợ. Trẻ có thể cảm thấy mọi thứ sụp đổ, mất đi cảm giác an toàn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. Thậm chí, con trở nên hung bạo, nóng nảy, la hét, cáu kỉnh, gào thét giống bố mẹ.

Sự phát triển tâm lý của một đứa trẻ là kết quả của di truyền sinh học và môi trường. Môi trường kém có thể gây chấn thương tâm lý cho trẻ, có những chấn thương cả đời khó lành. Muốn con cái phát triển đầy đủ, trước hết, bố mẹ cần là những tấm gương sáng cho con noi theo trong cuộc sống.

Thùy Linh (Theo aboluowang)

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong/


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *