LỜI NÓI ĐẦU
Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, công nghệ, thị trường cũng thay đổi và thị hiếu của con người cũng thay đổi từng phút từng giây. Mỗi sự thay đổi đều mang lại một hoặc nhiều cơ hội và sự thay đổi diễn ra càng nhanh mang lại cơ hội gấp rút. Chính vì vậy, con người trong các tổ chức đang cảm nhận tác động của những điều như thế, họ buộc phải thích ứng với những cách thức làm việc mới. Các nhà lãnh đạo quản lý đang đối mặt với thách thức quan trọng là giữ cho con người vững vàng, tập trung và động viên họ hướng tới hoàn thành các mục tiêu một cách tích cực. Nói cách ngắn gọn, trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, lộ trình duy nhất đưa bạn đến thất bại là không dám mạo hiểm.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải là những chuyên gia, vững về chuyên môn có năng lực tư duy và sáng tạo, đổi mới, có kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc độc lập và ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích các chứng cứ và dữ liệu. Nhằm giúp người lãnh đạo, quản lý bắt nhịp với dòng chảy của cuộc cách mạng này, một số vấn đề cần lưu ý sau:
Một là, vận dụng những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển trong việc đổi mới cơ chế, chính sách; áp dụng mô hình doanh nghiệp 4.0 với người lãnh đạo kiệt xuất, doanh nghiệp tự chủ, nhân viên sáng tạo. Liên kết, hợp tác quốc tế trong sản xuất kinh doanh thông qua các hoạt động hợp tác đa phương, song phương như nghiên cứu khoa học, trao đổi công nghệ, dây chuyền sản xuất; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Hai là, người lãnh đạo, quản lý cần tập trung mọi nỗ lực tạo nên những chuyển biến tích cực trong doanh nghiệp thông qua việc đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý kinh tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực. Trong môi trường 4.0, chính là sự lên ngôi của công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, trạng thái số hóa và thông minh hóa các ứng dụng công nghệ thông tin, cần phải thay đổi căn bản trên cơ sở lấy sản phẩm làm trung tâm và sự ứng dụng công nghệ trong dây chuyền sản xuất.
Ba là, đối với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, người lãnh đạo, quản lý nên: (i) Đầu tư, tạo điều kiện cho những nhà khoa học, kỹ sư sáng tạo, biến ý tưởng triển vọng thành sản phẩm; đầu tư đặc biệt cho những ý tưởng đột phá. (ii) Lấy tính sáng tạo của sản phẩm khoa học, công nghệ làm tiêu chí cao nhất để đánh giá chất lượng sản phẩm, cũng như đánh giá hiệu quả công việc và định mức thu nhập của các nhà khoa học, kĩ sư sáng chế…để không ngừng đam mê nghiên cứu và sáng tạo.
Như vậy, trong cuộc CMCN 4.0, vai trò của các nhà lãnh đạo, quản lý càng trở nên quan trọng. Các quyết định cần thiết phải được đưa ra nhanh hơn và kịp thời hơn. Người lãnh đạo chính là người mưu tính toàn cục, là người đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết các vấn đề khó khăn. Thực lực của người lãnh đạo xuất phát từ phán đoán chính xác về các thay đổi trong tương lai. Giữa kế hoạch và biến đổi, giữa nghĩ và làm, giữa tri thức và hành động có khoảng cách rất lớn. Thu nhỏ một cách tối đa những khoảng cách này chính là nhiệm vụ lớn lao của người lãnh đạo.
Ngoại trừ quyền lực cứng đủ để điều khiển sự phát triển của doanh nghiệp, người lãnh đạo còn cần phải có khả năng thích ứng. Một người lãnh đạo kiệt xuất là người có thể căn cứ vào quy mô lớn nhỏ và các giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp để sẵn sàng điều chỉnh phương pháp và phong cách lãnh đạo của mình. Giống như Konosuke Matsushita từng nói: “Khi nhân viên của tôi có 100 người, tôi cần phải đứng trước mặt họ để chỉ huy; khi nhân viên của tôi có 1000 người, tôi cần phải đứng ở giữa họ, khẩn cầu nhân viên dốc sức hỗ trợ; khi nhân viên của tôi lên đến hàng chục nghìn người, tôi chỉ cần đứng phía sau họ, trong lòng cảm kích là được.”
Sức ảnh hưởng của lãnh đạo là một dạng của quyền lực mềm. Cái gọi là sức ảnh hưởng chính là năng lực khi một người tiếp xúc với người khác tạo nên tác động thay đổi hành vi và tâm lí của người kia. Sức ảnh hưởng được hiểu là khả năng thuyết phục một ai đó hành động và suy nghĩ theo cách chúng ta muốn. Hơn nữa, sức ảnh hưởng của một người cũng tùy thuộc vào từng đối tượng, hoàn cảnh… mà thay đổi.
Với tư cách là một người lãnh đạo, cần phải nỗ lực học tập, không ngừng tiếp nhận tri thức mới, tăng thêm kĩ năng và năng lực, từ đó có thêm tài phán đoán, tài tổ chức, tài chỉ huy bài binh bố trận, tài sáng tạo theo kịp thời đại và tài ứng biến lãnh đạo và thay đổi khi cần thiết. Người Nhật có một khái niệm là “kaizen”, có nghĩa là cải tiến liên tục – nghĩa là luôn đặt câu hỏi để công việc ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua. Và bạn sẽ làm tốt hơn bằng cách thay đổi. Nếu bạn dậm chân tại chỗ có nghĩa là bạn đang tạo cơ hội để đối thủ vượt lên trên.
Người lãnh đạo không chỉ là trụ cột mà còn tài sản lớn nhất của doanh nghiệp; không chỉ có năng lực, kĩ năng, mà càng phải có trí lực và trực giác tinh tường để tháo gỡ thông suốt mọi chuyện, đồng thời không ngừng đột phá, mở rộng giới hạn của bản thân. Ngoài ra, nhà lãnh đạo thường xuyên phải đối mặt với khủng hoảng và biến động, từ rò rỉ thông tin, đến thiên tai hay đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nền kinh tế tê liệt, gần như chết đứng. Giữa cơn biến động này cần có nhà lãnh đạo vượt qua khủng hoảng và đưa ra những quyết định tốt hơn.
Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, tập thể tác giả do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng làm chủ biên, đã nghiên cứu biên soạn tập sách “Kỹ năng lãnh đạo quản lý” với 8 chương sẽ cung cấp kiến thức tương đối toàn diện trong lĩnh vực lãnh đạo.quản lý
Chương 1: Tổng quan về khoa học lãnh đạo quản lý
Chương 2: Quyền lực và sự ảnh hưởng lãnh đạo quản lý
Chương 3: Phẩm chất và năng lực lãnh đạo quản lý
Chương 4: Phong cách lãnh đạo và sự ảnh hưởng
Chương 5: Bản chất của hoạt động lãnh đạo quản lý
Chương 6: Thực tiễn lãnh đạo
Chương 7: Lãnh đạo sự thay đổi trong tổ chức
Chương 8: Phát triển kỹ năng lãnh đạo quản lý
Để hoàn thành tập sách “Kỹ năng lãnh đạo quản lý”, chúng tôi đã kế thừa nhiều công trình của các nhà nghiên cứu đi trước và đương thời trong lĩnh vực Khoa học lãnh đạo cũng như nhiều tổ chức, cá nhân, tham gia đóng góp, bổ sung… Chúng tôi trân trọng cảm ơn các nhà nghiên cứu có tài liệu sử dụng trong sách “ Kỹ năng lãnh đạo quản lý” này.
Dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình biên soạn nhưng chúng tôi cũng không sao tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì thế chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, bổ sung của quý bạn đọc để sách “Kỹ năng lãnh đạo quản lý” này được hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sau.
Rất mong cuốn sách trở thành tài liệu hữu ích cho bạn đọc trong học tập và tham khảo. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp bạn thay đổi cuộc đời mình theo hướng tích cực, nhằm đạt được thành công trong cuộc sống.
Thư góp ý xin gởi về địa chỉ E-mail: hungngmd1@gmail.com
Thay mặt các tác giả
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………… 2
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………. 5
Chương 1:TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC LÃNH ĐẠO…….. 13
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LÃNH ĐẠO………………. 14
1.1.1. Khái niệm về lãnh đạo……………………………………………….. 14
1.1.2. Vai trò của người lãnh đạo………………………………………… 19
1.1.3. Các yếu tố cấu thành lãnh đạo……………………………………. 30
1.1.4. Tính đặc thù của hoạt động lãnh đạo………………………….. 31
1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO……………………….. 33
1.2.1. Bản chất của hiệu quả lãnh đạo………………………………….. 34
1.2.2. Đặc điểm và phân loại hiệu quả lãnh đạo…………………… 35
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng hiệu quả lãnh đạo……………… 36
1.3. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
LÃNH ĐẠO……………………………………………………………………. 40
1.3.1. Tiếp cận lãnh đạo theo quyền lực và sự ảnh hưởng……. 40
1.3.2. Tiếp cận lãnh đạo theo phẩm chất và đặc điểm cá nhân 40
1.3.3. Tiếp cận lãnh đạo theo hành vi………………………………….. 41
1.3.4. Tiếp cận lãnh đạo theo tình huống……………………………… 42
1.3.5. Tiếp cận lãnh đạo theo ảnh hưởng tương tác……………… 43
1.3.6. Tiếp cận lãnh đạo theo văn hoá………………………………….. 44
1.3.7. Tiếp cận các lý thuyết lãnh đạo mới phát sinh……………. 44
1.4. CÁC CẤP ĐỘ CỦA SỰ LÃNH ĐẠO……………………………. 45
1.4.1. Năm cấp độ lãnh đạo của Jim Collins………………………… 45
1.4.2. Năm cấp độ lãnh đạo của John C.Maxwell………………… 51
TÓM TẮT CHƯƠNG 1………………………………………………………….. 55
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN…………………………………… 57
Chương 2: QUYỀN LỰC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG………………….. 58
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN LỰC……………………………………. 59
2.1.1. Khái niệm………………………………………………………………….. 59
2.1.2. Quyền lực và các cá nhân (Tính chất của quyền lực)…. 60
2.1.3. Các phương thức đạt quyền lực…………………………………. 61
2.1.4. Ý thức về vị trí của quyền lực……………………………………. 63
2.1.5. Hiểu biết về quyền lực………………………………………………. 64
2.1.6. Khái quát về sự ảnh hưởng………………………………………… 64
2.2. CƠ SỞ CỦA QUYỀN LỰC……………………………………………. 65
2.3. QUYỀN LỰC THÔNG MINH………………………………………. 70
2.3.1. Quyền lực mềm (Soft power)…………………………………….. 70
2.3.2. Quyền lực cứng (Hard power)…………………………………… 71
2.4. QUYỀN UY CỦA LÃNH ĐẠO……………………………………… 71
2.4.1. Quyền lực và quyền uy……………………………………………… 72
2.4.2. Quyền uy của người lãnh đạo…………………………………….. 72
2.4.3. Con đường đạt được quyền uy lãnh đạo…………………….. 73
2.4.4.Nghệ thuật sử dụng quyền lực trong lãnh đạo……………… 74
2.5. QUYỀN LỰC VÀ ẢNH HƯỞNG………………………………….. 77
2.5.1. Quyền lực lãnh đạo……………………………………………………. 77
2.5.2. Sự ảnh hưởng của lãnh đạo………………………………………… 83
2.5.3. Các chiến lược ảnh hưởng…………………………………………. 92
2.6. NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA NGHỆ THUẬT
LÃNH ĐẠO…………………………………………………………………….. 98
TÓM TẮT CHƯƠNG 2………………………………………………………… 112
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN…………………………………. 114
Chương 3: PHẨM CHẤT NĂNG LỰC VÀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO 116
3.1. NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO….. 117
3.1.1. Phẩm chất lãnh đạo trong tổ chức……………………………. 117
3.1.2. Những đức tính của người lãnh đạo…………………………. 141
3.1.3. Những hành vi lãnh đạo…………………………………………… 159
3.2. NHÂN CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO……………………………. 171
3.2.1. Khái niệm nhân cách……………………………………………….. 171
3.2.2. Cấu trúc nhân cách nhà lãnh đạo……………………………… 172
3.2.3. Những nghiên cứu phẩm chất và kỹ năng của
người lãnh đạo……………………………………………………….. 173
3.3. NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO…………………….. 174
3.3.1. Khái quát khái niệm………………………………………………… 174
3.3.2. Một số mô hình nghiên cứu về năng lực………………….. 178
3.4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO 199
3.5. RÈN LUYỆN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO…………………….. 200
3.5.1. Rèn luyện tinh thần làm việc hiệu quả của
người lãnh đạo………………………………………………………… 201
3.5.2. Rèn luyện sức ảnh hưởng của người lãnh đạo……………… 202
3.5.3. Rèn luyện tầm nhìn xa trông rộng……………………………….. 210
3.5.4. Chiến lược tuyển mộ nhân tài……………………………………… 212
TÓM TẮT CHƯƠNG 3………………………………………………………….. 222
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN…………………………………… 223
Chương 4: BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO
QUẢN LÝ……………………………………………………………… 224
4.1.KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ… 225
4.2. BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC 226
4.2.1. Công việc nặng nhọc và căng thẳng…………………………. 228
4.2.2. Công việc là khác biệt đa dạng và không liên tục…….. 229
4.2.3. Tương tác giữa người lãnh đạo, cấp dưới và
tình huống………………………………………………………………. 230
4.2.4. Tương tác đối mặt và giao tiếp thông qua lời nói……… 232
4.2.5. Quá trình quyết định là lộn xộn và mang tính
chính trị………………………………………………………………….. 233
4.2.6. Phần lớn sự hoạch định là phi chính thức,
mang tính thích ứng……………………………………………….. 235
4.2.7. Bản mô tả công việc thực sự của một người lãnh đạo. 235
4.2.8. Công việc chính của lãnh đạo………………………………….. 237
4.2.9. Danh sách công việc của lãnh đạo……………………………. 240
4.3. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG
TỔ CHỨC……………………………………………………………………. 244
4.3.1. Vai trò tương tác với con người……………………………….. 245
4.3.2. Các vai trò thông tin………………………………………………… 247
4.3.3. Các vai trò quyết định……………………………………………… 248
4.3.4 Các vai trò của người lãnh đạo tổ chức……………………… 250
4.4. KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI
LÃNH ĐẠO………………………………………………………………….. 252
TÓM TẮT CHƯƠNG 4………………………………………………………… 258
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN…………………………………. 260
Chương 5: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ
SỰ ẢNH HƯỞNG……………………………………………….. 261
5.1. KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO…………. 262
5.1.1. Khái niệm về phong cách lãnh đạo………………………….. 262
5.1.2. Phân loại phong cách lãnh đạo…………………………………. 264
5.2. CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ SỰ
LÃNH ĐẠO………………………………………………………………. 281
5.2.1. Thuyết về các đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo…. 282
5.2.2. Thuyết hành vi lãnh đạo………………………………………….. 283
5.2.3. Các thuyết ngẫu nhiên về sự lãnh đạo………………………. 289
5.2.4. Thuyết về sự lãnh đạo linh hoạt và khả năng
thu hút người khác………………………………………………….. 290
5.2.5. Thuyết về trường phái lãnh đạo chuyển đổi……………… 291
5.2.6. Thuyết về lãnh đạo dựa trên quyền lực và ảnh hưởng. 292
5.2.7. Thuyết về trường phái lãnh đạo theo tình huống………. 292
5.2.8. Thuyết lãnh đạo hấp dẫn………………………………………….. 293
5.2.9. Trường phái lãnh đạo nổi bật thế kỷ XIX………………… 293
5.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 295
5.4. ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN SỰ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC……………………………………………………………………………………….. 298
TÓM TẮT CHƯƠNG 5………………………………………………………… 303
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN…………………………………. 305
Chương 6: THỰC TIỄN LÃNH ĐẠO………………………………….. 306
6.1. LÃNH ĐẠO THEO TÌNH HUỐNG……………………………. 307
6.1.1. Miền lựa chọn liên tục hành vi lãnh đạo…………………… 307
6.1.2. Thuyết đường dẫn đến mục tiêu………………………………. 309
6.1.3. Thuyết chu kỳ mức độ trưởng thành của cấp dưới……. 312
6.1.4. Thuyết ngẫu nhiên Fred Fiedler……………………………….. 314
6.1.5. Mô hình ra quyết định VR00M, YETTON, JAGO…… 316
6.1.6. Lý thuyết của Goleman về lãnh đạo theo tình huống.. 318
6.1.7. Mô hình lãnh đạo của Hersey và Blanchard…………….. 319
6.1.8. Một số tình huống lãnh đạo khác……………………………… 321
6.2. LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI………………………………………… 323
6.2.1. Sự tồn tại và thích nghi của tổ chức…………………………. 323
6.2.2. Lãnh đạo chuyển đổi……………………………………………….. 325
6.2.3. Các thuyết về lãnh đạo hấp dẫn……………………………….. 327
6.2.4. Các thuyết về lãnh đạo chuyển đổi…………………………… 339
TÓM TẮT CHƯƠNG 6………………………………………………………… 357
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN…………………………………. 359
Chương 7: LÃNH ĐẠO SỰ THAY ĐỔI TRONG
TỔ CHỨC ………………………………………………………….. 360
7.1. KHÁI QUÁT QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI………………….. 361
7.1.1.Khái niệm, đặc trưng, mối quan hệ thay đổi
và phát triển……………………………………………………………… 361
7.1.2. Sự thay đổi tổ chức và động lực………………………………. 365
7.1.3. Các mô hình quản lý sự thay đổi……………………………… 368
7.2. QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN
TỔ CHỨC…………………………………………………………………….. 373
7.2.1. Khái niệm quản trị sự thay đổi…………………………………. 373
7.2.2. Chủ thể quản trị sự thay đổi…………………………………….. 374
7.2.3. Sự cần thiết phải quản trị sự thay đổi……………………….. 375
7.2.4. Trình tự quản lý sự thay đổi tổ chức………………………… 376
7.2.5. Quá trình thực hiện sự thay đổi diễn ra như thế nào?.. 381
7.2.6. Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo quản lý sự
thay đổi………………………………………………………………….. 384
7.3. RÀO CẢN CỦA SỰ THAY ĐỔI TỔ CHỨC VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 386
7.3.1. Cách khắc phục sự thay đổi của tổ chức…………………… 391
7.4. LÃNH ĐẠO SỰ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN
TỔ CHỨC………………………………………………………………………. 393
7.4.1. Lãnh đạo sự thay đổi……………………………………………….. 393
7.4.2. Sự phát triển tổ chức……………………………………………….. 395
7.4.3.Thay đổi nhân sự……………………………………………………… 397
7.4.4. Thay đổi về văn hoá………………………………………………… 398
7.4.5. Quản lý sự thay đổi và phát triển tổ chức…………………. 403
TÓM TẮT CHƯƠNG 7………………………………………………………… 406
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN…………………………………. 407
Chương 8: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO…………….. 408
8.1. KỸ NĂNG THIẾT YẾU LÃNH ĐẠO…………………………. 410
8.1.1. Kỹ năng nhận thức…………………………………………………… 410
8.1.2. Kỹ năng quan hệ xã hội…………………………………………… 411
8.1.3. Kỹ năng công việc…………………………………………………… 411
8.1.4. Các kỹ năng trong các tình huống lãnh đạo……………… 412
8.2. KỸ NĂNG TƯ DUY HỆ THỐNG TRONG
LÃNH ĐẠO…………………………………………………………………… 414
8.2.1. Khái quát về tư duy hệ thống…………………………………… 414
8.2.2.Kỹ năng tư duy hệ thống trong lãnh đạo……………………. 415
8.3. KỸ NĂNG XÂY DỰNG TẦM NHÌN………………………….. 424
8.3.1. Tầm nhìn của người lãnh đạo…………………………………… 424
8.3.2. Quy trình lãnh đạo truyền cảm hứng về tầm nhìn….. 426
8.4. KỸ NĂNG XÂY DỰNG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP……………………………………………………….. 436
8.4.1. Văn hóa tổ chức………………………………………………………….. 436
8.4.2. Quy trình xây dựng và phát triển VHDN…………………….. 438
8.5. KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC……………………………………… 443
8.5.1. Tạo động lực……………………………………………………………. 443
8.5.2.Kỹ năng tạo động lực……………………………………………….. 445
8.6.KỸ NĂNG TRUYỀN CẢM HỨNG……………………………… 454
8.6.1. Truyền cảm hứng…………………………………………………….. 454
8.7.KỸ NĂNG GÂY ẢNH HƯỞNG…………………………………… 459
8.7.1. Lãnh đạo là nghệ thuật gây ảnh hưởng…………………….. 459
8.8.KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ
RA QUYẾT ĐỊNH………………………………………………………… 475
8.8.1.Giải quyết vấn đề và ra quyết định……………………………. 475
8.8.2.Kỹ năng ra quyết định………………………………………………. 478
TÓM TẮT CHƯƠNG 8………………………………………………………… 488
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN…………………………………. 490
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….. 490